Quyết định Về việc ban hành Quy chế tiếp công dân Năm học 2020 - 2021
PHÒNG GD & ĐT
DUYÊN HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THCS HUYỆN DUYÊN HẢI
Số: 87 /QĐ – DTNT THCS Ngũ Lạc, ngày 09 tháng 10 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành
Quy chế tiếp công dân
Năm học 2020 - 2021
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI
TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN DUYÊN HẢI
Căn cứ Nghị định 04/2015/NĐ - CP ngày 09 tháng 01 năm 2015
của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước
và đơn vị sự nghiệp công lập; Điều 11 Thông tư số 11/2020/TT- BGDĐT ngày
19/5/2020 hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công
lập; Thông tư số 01/2016/TT – BNV ngày
13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị
định 04/2015/NĐ – CP ngày 09/01/2015;
Căn cứ vào Điều lệ trường trung học
cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông
tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
Căn cứ Luật tiếp công.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Quy chế tiếp công dân, áp dụng tại trường phổ thông dân tộc nội
trú THCS huyện Duyên Hải.
Điều 2. Tất cả các bộ phận, đoàn thể, tổ chuyên môn triển khai đến tất cả giáo
viên, nhân viên và học sinh nắm rõ quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến nơi
tiếp công dân.
Điều 3. Đề nghị toàn thể CB,CC, VC, phụ huynh, học sinh nghiêm túc thực hiện
quy chế này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
HIỆU TRƯỞNG
- Như điều 3;
- Lưu VP;
PHÒNG GD&ĐT DUYÊN HẢI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG
DTNT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THCS
HUYỆN DUYÊN HẢI
Ngũ Lạc, ngày tháng
10 năm 2020
QUY CHẾ TIẾP CÔNG DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-DTNT THCS ngày tháng 10 năm 2020)
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định việc
tiếp công dân định kỳ của Hiệu trưởng và sự phối hợp giữa Hiệu trưởng và Chủ
tịch Công đoàn cơ sở trong công tác tiếp công dân nhằm nâng cao hiệu quả công
tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Quy chế này được áp dụng đối với việc tiếp công dân của Hiệu trưởng, Chủ tịch
Công đoàn và đối với công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị tại
trường.
Điều 2. Quy chế này xác định rõ
trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có thẩm quyền trong công tác tiếp công dân
và nhằm thực hiện những mục đích sau:
1. Tiếp nhận các thông tin, kiến nghị, phản ánh góp ý những vấn đề có liên quan
đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, công tác
quản lý, điều hành của hiệu trưởng và các thông tin có liên quan đến hoạt động
của nhà trường.
2. Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của
hiệu trưởng để xem xét, giải quyết hoặc
trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và thực hiện nghĩa vụ
của người khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Hiệu trưởng tổ chức
tiếp công dân trong giờ hành chính tại trường phổ thông dân tộc nội trú THCS
huyện Duyên Hải.
Điều 4. Nơi tiếp công dân niêm yết
lịch tiếp và một số quy định cần thiết của Luật Khiếu nại, tố cáo để công dân
biết và thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật.
CHƯƠNG II
TỔ CHỨC TIẾP CÔNG DÂN
Điều 5. Việc tổ chức tiếp công dân
định kỳ của Hiệu trưởng như sau:
1. Hiệu trưởng trực tiếp, tiếp công dân vào ngày 10 và 25 hàng tháng nếu trùng
vào ngày nghỉ thì tiếp vào ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp có công việc đi
công tác nhiều ngày đột xuất hiệu trưởng phân công uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng
tiếp công dân. Việc uỷ quyền được thông báo tại cơ quan nơi tiếp công dân.
5. Chậm nhất là sau 15 ngày làm việc kể từ ngày tiếp công dân định kỳ,
hiệu trưởng có trách nhiệm giải quyết, trả lời nội dung khiếu nại, tố cáo của
công dân.
6. Việc tiếp công dân thường xuyên tại cơ quan do Phó hiệu trưởng, các nhân
viên hành chánh văn phòng và giáo viên chủ nhiệm lớp phụ trách thực hiện trong
giờ hành chính các ngày làm việc theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nội dung
tiếp công dân:
Trực
tiếp nghe, xử lý và hướng dẫn trả lời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh
theo đúng quy định tại Điều 47, 48, 49 Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày
14/11/2006 của Chính phủ.
Điều 7. Hiệu
trưởng bố trí địa điểm tại phòng tiếp công dân, đảm bảo được các yêu cầu phục
vụ cho công tác tổ chức tiếp công dân. đảm bảo trật tự, an toàn nơi tiếp công
dân, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với mọi tình huống xảy
ra.
CHƯƠNG III
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN
Điều 8. Khi tiếp công dân,
người tiếp công dân có nhiệm vụ:
1.
Thực hiện đầy đủ quy trình tiếp công dân theo quy định của pháp luật về khiếu
nại, tố cáo.
2.
Lắng nghe, ghi chép vào sổ theo dõi tiếp công dân những nội dung có liên quan
do công dân trình bày.
3.
Nếu khiếu naị, tố cáo có căn cứ, đúng thẩm quyền giải quyết thì tiếp nhận đơn
và các tài liệu có liên quan kèm theo (nếu có) để tổng hợp trình cấp có thẩm
quyền xem xét, xử lý.
4. Nếu khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của thì hướng
dẫn công dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Nếu là đơn tố cáo thì
tiếp nhận để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục và thời
gian quy định của pháp luật.
5.
Nếu khiếu nại, tố cáo đã có quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc đã được cơ
quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng chính sách, pháp luật nay công dân
khiếu nại, tố cáo lại nhưng không cung cấp được chứng cứ, tình tiết nào mới thì
trả lời, giải thích rõ và yêu cầu công dân chấp hành.
Điều 9. Khi tiếp
công dân, người tiếp công dân có quyền:
1.
Từ chối tiếp nhận những khiếu nại được quy định tại Điều 32 Luật Khiếu nại, tố
cáo và những trường hợp đã có trả lời chính thức.
2.
Từ chối tiếp những người đang trong tình trạng say rượu hoặc chất kích thích
khác, những người đang trong tình trạng bị xúc động mạnh về tinh thần và những
người vi phạm quy chế, nội quy nơi tiếp công dân.
3.
Yêu cầu công dân thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 78 Luật Khiếu
nại, tố cáo và quy định tại Điều 11 Quy chế này.
CHƯƠNG IV
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
KHI ĐẾN NƠI TIẾP CÔNG DÂN
Điều 10. Khi đến
nơi tiếp công dân, công dân có quyền:
1.
Công dân thực hiện quyền khiếu nại theo đúng quy định tại Điều 1 Nghị định số
136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.
2.
Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình trình bày.
3.
Đối với trường hợp tố cáo, được yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích,
lời ghi âm, hình ảnh của người tố cáo.
Điều 11. Khi đến
nơi tiếp công dân, công dân có nghĩa vụ:
1.
Khai rõ danh tánh bản thân, nơi ở, cơ quan làm việc và tuân thủ nội quy nơi
tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân.
2.
Trình bày trung thực sự việc, cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung khiếu
nại, tố cáo của mình và ký xác nhận những nội dung đã trình bày.
3.
Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo
quy định của pháp luật.
4.
Trường hợp có nhiều người đến khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung thì phải cử
đại diện để trực tiếp trình bày.
5. Công dân không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự cơ
quan; vu cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ và phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
CHƯƠNG V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
12. Hiệu trưởng có trách nhiệm phối hợp với Phòng Giáo dục, Công đoàn
ngành, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Chi bộ
trường và Công đoàn cơ sở tổ chức phục vụ tốt công tác tiếp công dân.
Điều 13. Hiệu
trưởng tổng hợp tình hình công tác tiếp công dân, báo cáo với Phòng Giáo dục,
bộ phận Tổ chức cán bộ, Công đoàn ngành và Uỷ ban nhân dân huyện theo định kỳ
và đột xuất.
Nơi gửi:
HIỆU TRƯỞNG
- PGDĐT (b/c);
- Toàn thể CBGV-NV;
- Lưu VT.