Quyết định Về việc ban hành Quy chế làm việc của nhà trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Duyên Hải
PHÒNG GD & ĐT DUYÊN HẢI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
THCS HUYỆN
DUYÊN HẢI
Số: 108 /QĐ – DTNT THCS Ngũ Lạc, ngày 05 tháng 11 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy chế làm
việc
của nhà trường phổ thông dân
tộc nội trú THCS huyện Duyên Hải
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ
TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN DUYÊN HẢI
Căn cứ vào Điều lệ
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông có nhiều cấp học được ban
hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ GDĐT;
Căn cứ Nghị định
115/2010/NĐ - CP của Chính phủ ký ngày 24/12/2010 Qui định trách nhiệm
quản lý Nhà nước về giáo dục;
Căn
cứ tình hình thực tế đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, cơ cấu bộ máy tổ chức
quản lý trong đơn vị;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Duyên
Hải.
Điều 2. Các bộ thực hiện xây dựng kế hoạch làm việc theo chức năng, nhiệm
vụ từng vị trí công tác (vị
trí việc làm).
Điều 3. Các ông
(bà) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chức, các bộ
phận, các cá nhân của trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Duyên Hải căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Như điều 3;
- Lưu VP;
PHÒNG GD&ĐT DUYÊN HẢI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG
PHỔ THÔNG DTNT Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
THCS HUYỆN DUYÊN HẢI
Ngũ Lạc,
ngày tháng 10 năm 2020
QUY CHẾ LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo quyết định
số …… / QĐ- DTNT
THCS ngày /
/2020
của
Hiệu trưởng trường PTDT nội trú THCS huyện Duyên Hải)
CHƯƠNG I
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi xây dựng Quy chế:
- Quy định chức năng,
nhiệm vụ và lề lối làm việc của các bộ phận trong đơn vị trường phổ thông dân
tộc nội trú trung học cơ sở huyện Duyên Hải.
- Quy định mối quan hệ
giữa Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, các bộ phận đoàn thể, cán bộ
công chức trong đơn vị.
- Quy định thủ tục
trình giải quyết công việc, ký văn bản, chế độ hội họp, chế độ thông tin, báo
cáo.
- Quy định những vấn
đề có tính đặc thù của cơ quan; những vấn đề không quy
định trong Quy chế này sẽ thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.
Điều 2. Nguyên tắc chung:
1. Hiệu trưởng làm việc theo
chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị, chịu trách
nhiệm trước UBND huyện, Phòng GD&ĐT và
trước pháp luật.
2. Phó Hiệu trưởng là người
giúp hiệu trưởng thực hiện các hoạt động của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Hiệu
trưởng và cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nhiệm vụ
được phân công.
3. Tổ trưởng chuyên môn là người trực
tiếp quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ viên, điều hành hoạt
động chuyên môn của tổ dưới sự chỉ đạo và quản lý của Ban Giám hiệu trường, và
chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng,
các phó hiệu trưởng và trước pháp luật về toàn bộ các hoạt
động của tổ.
4. Tổ phó chuyên môn là người giúp việc cho
tổ trưởng, chịu trách nhiệm trước tổ trưởng, Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng và
trước pháp luật về công việc được phân công.
5. Trong chỉ đạo điều hành công việc thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ, chế độ Thủ trưởng; đồng thời phát huy tinh thần chủ động,
tính sáng tạo, ý thức trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ, công chức; đảm bảo
trật tự, kỷ cương của cơ quan, đơn vị.
6. Trong chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan
phải đảm bảo sự thống nhất trong Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn; nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý.
7. Trong giải quyết công việc căn cứ vào các văn bản quy
phạm pháp luật, Nghị quyết, Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Đảng, của ngành và
phải có chương trình, kế hoạch, lịch làm việc.
CHƯƠNG II
LỀ
lỐi làm viỆc và quan hỆ công tác
Điều 3. Hiệu trưởng:
Hiệu
trưởng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Phụ trách quản lý
chung tất cả mọi công việc của đơn vị.
- Quản lý nhân sự, toàn bộ các hoạt động giáo dục, dạy học, hoạt động hành chính, tài chính.
- Chỉ
đạo, quản lý thực hiện chương trình giáo dục theo quy định
của Bộ Giáo dục;
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường ; kế hoạch phát
triển đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên; chất lượng học sinh.
- Tổ chức thực hiện phương hướng
nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục, phòng Giáo dục; Xây dựng
kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hàng
năm.
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết nghị
của hội đồng trường.
- Tổ chức xây dựng và ra quyết định ban hành
nội qui, qui chế, quy định, quy tắc của cơ quan.
- Tổ chức thực hiện công tác quy hoạch nhân
sự, đề bạc, bổ nhiệm đúng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
- Tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Thực hiện công tác tiếp dân đúng theo luật
định.
- Xây
dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra nội bộ.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện
nhiệm vụ năm học.
- Quyết định về việc mua sắm tài sản, các phương tiện thiết bị phục vụ
cho công tác giáo dục, dạy học và nuôi dưỡng học sinh.
- Quyết định
phân công chuyên môn cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các hoạt
động giáo dục, dạy học
- Ban hành tất cả các quyết định điều hành
hoạt động của cơ quan;
- Quyết định khen thưởng và kỷ luật đúng theo
thẩm quyền, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan.
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo thực hiện kế
hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.
Điều 4. Phó
hiệu trưởng
* Nhiệm vụ hỗ trợ quản
lý, các nội dung công việc của từng phó hiệu trưởng do hiệu trưởng phân công
(có quyết định phân công cụ thể)
1/. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo
chuyên môn, chương trình kế hoạch hoạt động năm, tháng.
- Quản lý việc thực hiện quy chế
chuyên môn, chương trình kế hoạch giáo dục, việc đổi mới phương pháp dạy học,
đổi mới kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn.
- Thực hiện công tác kiểm tra
nội bộ theo kế hoạch và phân công
kiểm tra hàng tháng của hiệu trưởng;
- Kiểm tra ký duyệt giáo án, báo giảng dạy, Sổ đầu bài, kế hoạch sử dụng ĐDDH, ĐDDH tự làm (hàng
tháng)
-
Phụ trách quản lý kiểm tra, đánh giá, ghi điểm, việc thực hiện sổ điểm điện tử,
học bạ điện tử.
- Xây dựng các kế hoạch chuyên đề tham
gia các cuộc thi thuộc lĩnh vực chuyên môn; tổ chức thực hiện các kế hoạch
chuyên đề đạt hiệu quả.
-
Tham gia xây dựng trường học văn hóa, phụ trách nâng cao chất lượng giáo dục,
giảm tỉ lệ học sinh yếu, tăng tỉ lệ học sinh giỏi, duy trì sĩ số học sinh.
-
Tham mưu xây dựng nội quy, quy định
của nhà trường thuộc lĩnh vực được phân
công phụ trách.
- Tham gia công tác thi đua khen thưởng và đề
nghị hiệu trưởng thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên và học sinh vi
phạm, điều lệ, quy chế chuyên môn của ngành; nội quy, quy định của cơ
quan.
-
Chỉ đạo, tổ chức sơ kết, rà soát các hoạt động chuyên môn mỗi học kỳ và cả năm
học.
- Thực hiện chế độ báo cáo hoạt động chuyên môn; công tác giáo dục dân
tộc
- Giúp Hiệu trưởng điều hành công
việc giảng dạy, công tác tổ chức
các kỳ thi, kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ.
- Được quyền phân công
giáo viên trong các hoạt động giáo dục, dạy
học
- Làm tốt công tác tham mưu với
hiệu trưởng trước khi có quyết định thay đổi chương trình kế hoạch, lịch công
tác, làm việc.
- Được
quyền ký các văn bản thuộc lĩnh vực được Hiệu trưởng phân
công phụ trách.
- Đảm bảo mối quan hệ phối hợp hoạt động với Chi
bộ, Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong đơn vị.
-
Tham gia xây dựng trường học văn hóa, duy trì sĩ số lớp học, nâng cao chất
lượng dạy học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
- Thay mặt Hiệu trưởng xử lý công việc của nhà trường khi được sự ủy quyền của Hiệu
trưởng.
2/. Phó hiệu trưởng phụ trách đoàn thể:
-
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, quản lý các hoạt động phong
trào đoàn thể.
-
Tham mưu tổ chức thực hiện các cuộc vận động do ngành phát
động.
-
Xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua trong đơn vị.
-
Xây dựng kế hoạch tổ chức, quản lý các hoạt động đời sống nội trú.
- Phụ trách quản lý cơ sở vật chất, thư viện
thiết bị trường học, việc sử dụng, bảo quản cơ
sở vật chất, thư viện, thiết bị trường học; phụ trách tổ chức kiểm
kê tài sản hàng năm đúng theo quy định.
- Thực hiện công tác kiểm tra
nội bộ theo kế hoạch và phân công
kiểm tra hàng tháng của hiệu trưởng;
-
Tham gia xây dựng trường học văn hóa, phụ trách xây dựng cảnh quang môi trường
xanh, sạch, đẹp; xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
- Tham mưu xây dựng nội quy, quy định của nhà trường thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Tham gia công tác thi đua khen thưởng, phát động phong trào thi đua, tổ chức đăng ký
danh hiệu thi đua năm học; đề nghị hiệu trưởng khen thưởng và thi hành kỷ
luật đối với giáo viên, nhân viên và học sinh vi phạm, điều lệ, quy chế chuyên
môn của ngành; nội quy, quy định của cơ quan.
-
Chỉ đạo, tổ chức sơ kết, rà soát các hoạt động phong trào mỗi học kỳ và cả năm
học.
- Phụ trách chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo các hoạt động phong trào đoàn thể, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,
vệ sinh, y tế học đường , nuôi dưỡng học sinh, giáo dục thể chất.
- Làm tốt công tác tham mưu với
hiệu trưởng trước khi có quyết định thay đổi chương trình kế hoạch, lịch công
tác, lịch làm
việc.
- Được quyền phân công giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động phong
trào đoàn thể.
- Được
quyền ký các văn bản thuộc lĩnh vực được Hiệu trưởng phân
công phụ trách.
- Đảm bảo mối quan hệ phối hợp hoạt động với Chi
bộ với Phó hiệu trưởng chỉ đạo
chuyên môn và các bộ phận trong đơn vị
- Thay mặt Hiệu trưởng xử lý công
việc của nhà trường khi được sự ủy quyền của Hiệu trưởng.
Điều 5. Tổ trưởng chuyên môn:
Có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động
chuyên môn năm, tháng, tuần; kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi; kế
hoạch sử dụng thiết bị ĐDDH; Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đã được Ban
giám hiệu phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch dự giờ, thao
giảng, báo cáo chuyên.
-
Tổ chức triển khai tham gia đầy đủ các cuộc thi chuyên môn, triển khai thực
hiện các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Xây dựng ngân hàng câu hỏi, đề
kiểm tra các môn.
- Tổ chức thảo luận đánh giá chuyên đề, sáng kiến
kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của tổ viên.
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng
kế hoạch giáo dục môn học, kế
hoạch tự bồi dưỡng.
- Tổ chức họp tổ chuyên môn đủ
số lần theo quy định; tổ chức thao giảng, hội giảng, hội thảo chuyên đề; tổ
chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, kế hoạch
sử dụng đồ dùng dạy học.
- Quản lý kế hoạch dạy học của
tổ viên, quản lý việc thực hiện chương trình; quản lý phép, ngày giờ công của
tổ viên và có nhiệm vụ báo cáo với lãnh đạo trường.
- Theo dõi việc thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch của tổ, kế hoạch của cá nhân, chỉ tiêu chất lượng bộ
môn.
- Kiểm tra ký duyệt giáo án, báo
giảng dạy của tổ viên hàng tuần.
- Tham gia kiểm tra chuyên đề
toàn diện tổ viên đúng theo kế hoạch
- Thực hiện tốt chế độ báo cáo hàng tháng theo
định kỳ cho bộ phận Phó hiệu trưởng và bộ phận văn thư.
- Tổ chức họp xét thi đua tổ; Đề
xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
- Tổ chức sơ kết, đánh giá kết
quả hoạt động chuyên môn của tổ, sơ kết rà soát các hoạt động chuyên môn, việc thực hiện
các cuộc vận động và phong trào đoàn
thể đúng theo quy định cuối mỗi học kỳ và cả năm học.
- Được quyền phân công tổ viên
thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của
tổ và theo yêu cầu của Ban giám hiệu.
-
Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định.
Điều 6. Tổ phó chuyên môn
- Là người giúp việc cho tổ
trưởng, được tổ trưởng giao cho một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và thực hiện
nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn được xác định.
- Được quyền phân công tổ viên
thực hiện một số nhiệm vụ của tổ khi được tổ trưởng ủy nhiệm.
- Có trách nhiệm giúp tổ trưởng thực hiện nhiệm
vụ và quyền hạn do Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng ; trực tiếp phụ trách một số
công việc hoạt động của tổ theo sự phân công và ủy nhiệm của tổ trưởng và chịu
trách nhiệm trước Lãnh đạo, tổ trưởng về kết quả công việc được giao.
Điều 7. Giáo viên
1. Giáo viên dạy lớp:
- Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
do Hiệu trưởng phân công.
- Có đủ các loại hồ sơ sổ sách
theo quy định, kế hoạch cá nhân, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch
nâng kém.
- Thực hiện soạn giáo án bài dạy
đúng theo quy định; thực hiện chương trình
đúng theo phân phối; thực hiện kế hoạch dạy học đúng theo chuẩn kiến
thức kỹ năng, đảm bảo tiến độ kế hoạch thời gian năm học, các môn học dạy trể
chương trình do nghỉ lễ, nghỉ tết phải tổ chức dạy bù kịp thời (cuối mỗi học kỳ
trễ không quá 1 tuần đối với khối 6,7,8; khối 9 kết thúc mỗi học kỳ phải đúng
theo kế hoạch thời gian năm học).
- Thực hiện được 01 chuyên đề,
sáng kiến kinh nghiệm/năm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
thực hiện một đổi mới trong giảng dạy (đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
kiểm tra đánh giá…)
- Tham gia thi giáo viên dạy
giỏi các cấp khi đủ điều kiện.
- Thực hiện ngân hàng câu hỏi,
đề kiểm tra môn học (có ma trận đề) đúng theo hướng dẫn, có đầy đủ các loại hồ
sơ sổ sách đúng theo quy định, tham gia tốt các hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tham gia đánh giá chuyên đề,
sáng kiến kinh nghiệm hoặc đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
- Sử dụng phần mềm hỗ trợ soạn
giáo án điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, tham gia hội thi
bài giảng giáo án điện tử do ngành phát động.
- Thực hiện tốt tinh thần trách
nhiệm cá nhân trong việc phụ đạo cho học sinh yếu, kém; Nâng chất lượng dạy
học, uy tính cá nhân, tay nghề giáo viên thông qua bồi dưỡng học sinh giỏi, có
học sinh đạt học sinh giỏi từ cấp huyện trở lên đạt chỉ tiêu kế hoạch của cá
nhân.
- Tổ chức giảng dạy và hướng dẫn
học sinh tham gia tốt phong trào học tập và các cuộc thi do ngành phát động và tổ chức.
- Tham gia hỗ trợ trực quản lý học
sinh, trực cơ quan đảm bảo ATANTT
và công tác PCCC đúng theo phân công của Hiệu trưởng.
- Tham gia thực hiện đầy đủ các
hoạt động phong trào thi đua do ngành và nhà trường phát động.
2. Giáo viên chủ nhiệm:
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách công
tác chủ nhiệm.
- Xây dựng chương trình kế
hoạch giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm.
- Xây dựng nền nếp lớp học,
theo dõi chất lượng 2 mặt giáo dục của lớp, theo dõi sự tiến bộ của học sinh,
kịp thời báo cáo với cha mẹ học sinh những học sinh có sự xa sút trong học tập,
đạo đức.
- Xây dựng kế hoạch duy trì sĩ
số lớp học, quan tâm đến các đối tượng học sinh, tìm hiểu đối tượng học sinh có
nguy cơ bỏ học, xác định nguyên nhân, có các giải pháp duy trì sĩ số lớp; không
để học sinh bỏ học vì học yếu và vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Giữ mối liên hệ thường xuyên
với cha mẹ học sinh, kịp thời thông báo tình hình trường lớp, kết quả học tập
và rèn luyện học kỳ và cả năm học.
- Tham gia hỗ trợ trực quản lý
học sinh nội trú; hướng dẫn học sinh tham gia tốt các hoạt động phong trào thi
đua, hội thi do trường và ngành tổ chức.
- Tham gia thực hiện công tác xã hội hóa giáo
dục, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, thực hiện tốt tuyên truyền
giáo dục pháp luật, giáo dục ATGT, đảm bảo an toàn ANTT
Điều 8. Nhân viên hành chánh
1. Văn thư:
* Là người giúp việc cho hiệu trưởng trong công tác điều hành quản lý
hành chánh của đơn vị.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động công tác văn thư.
- Giúp hiệu trưởng soạn thảo
các văn bản khi được phân công; phát hành văn bản, công văn đi đúng theo quy
trình.
- Tiếp nhận công văn đến, thực hiện sao lưu vào sổ, kịp thời
báo cáo với Hiệu trưởng trước khi giao cho bộ phận xử lý công văn đến.
- Thực hiện sổ theo dõi xử lý công văn đến của các bộ phận, kết quả thực hiện của các
bộ phận; có nhiệm vụ đôn đốc nhắc nhở việc xử lý công văn của các bộ phận, đảm bảo đúng
thời gian quy định.
- Có kế hoạch tiếp nhận công
văn đến từ mail mỗi ngày: ít nhất
2 lần/buổi. Buổi sáng lúc 8 giờ 30’ và lúc 10 giờ 30’; buổi chiều lúc 14 giờ 30’ và lúc 16 giờ 30’.
- Nắm báo cáo số liệu học sinh
hàng tháng của GVCN, báo cáo hoạt động của các bộ phận, đoàn thể và có sổ theo
dõi chế độ báo cáo của các bộ phận;
- Tổng hợp số liệu báo cáo
của CVCN, của tổ chuyên môn, các bộ phận của tổ hành chánh văn phòng và tổ quản
sinh; thực hiện báo kết quả hoạt động tháng, học kỳ và năm học của nhà trường, đúng theo
thời gian quy định của PGD.
- Tổng hợp báo cáo hồ sơ trường
đầu năm, giữa năm và cuối năm học.
- Chịu trách nhiệm chính với
hiệu trưởng trong việc xử lý công văn đến và phát hành công văn đi và về báo
cáo chậm trể.
- Phụ trách bảo quản các loại
hồ sơ, sổ
sách văn phòng; Công văn các loại theo từng năm; sổ đăng bộ, học bạ học sinh, sổ điểm lớp; sổ danh bạ giáo viên, sổ
cấp phát văn bằng, giấy chứng nhận … và sổ quản lý tài sản.
- Thực hiện tốt công tác lưu
trữ và quản lý các loại hồ sơ sổ sách quản lý của nhà trường có khoa học; Kịp
thời cập nhật các loại sổ quản lý như: Sổ quản lý tài sản, sổ đăng bộ học sinh,
sổ danh bạ giáo viên, hồ sơ cán bộ công chức.
- Được quyền yêu cầu các bộ
phận chuyên môn, đoàn thể, giáo viên báo cáo các số liệu có liên quan đền công
tác của từng cá nhân phụ trách, được quyền đôn đốc, nhắc nhở các bộ phận xử lý
công văn và thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ, đúng thời gian quy
định.
- Quản lý và sử dụng con dấu đúng theo quy
định, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo quản và sử dụng con dấu
sai quy định.
2. Kế toán:
- Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức và quản
lý công tác tài chính, tài sản và tất cả các nguồn kinh phí của nhà trường. Xây
dựng dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm; thực hiện các khoản thu chi theo
quy định.
-
Tham mưu công tác xây dựng, sửa chữa, mua sắm tài sản, trang thiết bị, đồ dùng,
văn phòng phẩm, các loại hợp đồng và các điều kiện khác phục vụ cho nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động
năm, tháng, lịch làm việc hàng tuần.
- Thực hiện dự toán năm, rút dự
toán đúng theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng.
- Báo cáo quyết toán quý, năm
nguồn kinh phí ngân sách, thực hiện công khai tài chính hàng tháng tại đơn vị.
- Theo dõi các nguồn sử
dụng kinh phí, báo cáo kịp thời với Hiệu trưởng để có những chỉ đạo điều chỉnh
mức sử dụng kinh phí đúng theo quy chế chi tiêu nội bộ.
- Thực hiện chế độ lương, phụ
cấp, các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp hàng tháng cho CBGV – CNV trong đơn
vị, chế độ hưu trí, chế độ thai sản cho người lao động.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ
sơ sổ sách liên quan đến công tác kế toán theo quy định, cập nhật đầy đủ theo
yêu cầu hồ sơ sổ sách, bảo quản, lưu trữ hồ sơ chứng từ, sổ sách liên quan đến
công tác tài chính, theo quy định của pháp luật.
-
Tham mưu cho hiệu trưởng về việc thực hiện các chế độ chính sách cho
CBGVNV và học sinh trong nhà trường theo quy định.
- Theo dõi quản lý phần mềm kế toán, phần mềm
tài sản, phần mềm nhân sự, lập các báo cáo có liên quan đến nhân sự theo quy
định.
-
Thực hiện kê khai báo cáo, quyết toán các loại thuế: thuế TNDN, TNCN
-
Chuẩn bị các số liệu phục vụ cho kiểm kê tài sản, ghi chép thống kê các mẫu
kiểm kê, tính toán, xác định kết quả kiểm kê tài sản; thực hiện công tác tự
kiểm tra tài chính; phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản,
kinh phí của đơn vị.
3. Thủ quỹ:
- Thực hiện hồ sơ sổ sách thủ quỹ: sổ quỹ tiền mặt, sổ ghi
chép thu, chi phát sinh hàng ngày, lưu các chứng từ, phiếu thu - chi hợp lệ.
- Thực hiện thu: Lương, các
khoản phụ cấp theo quy định hiện hành, trợ cấp học bổng của học sinh, kinh phí
tạm ứng hoạt động chuyên môn.
- Thực hiện chi: Lương, các khoản phụ cấp theo
quy định hiện hành, chi theo các mục chi được quy định cho đơn vị sự nghiệp
giáo dục, các chứng từ chi phải có chữ ký của Hiệu trưởng.
-
Thực hiện chi mua hàng hóa nuôi dưỡng học sinh theo
bảng tổng hợp của bộ phận quản sinh và các hóa đơn mua hàng có ký duyệt của Phó hiệu trưởng;
-
Thực hiện chi trả tiền học bổng còn thừa sau khi mua hàng
hóa nuôi dưỡng học sinh và theo
bảng tổng hợp theo dõi số buổi ăn của học sinh để tính tiền chi trả.
-
Thực hiện sổ ghi chép chi xuất, tạm ứng mua hàng hóa, dịch vụ hàng ngày, (người mua hàng hóa,
dịch vụ có trách nhiệm quyết toán hóa đơn chứng từ với kế toán) thủ quỹ nhận,
lưu giữ phiếu chi, quyết toán tạm ứng cho người tạm ứng.
- Bảo quản tiền mặt của đơn vị:
Kinh phí hoạt động của đơn vị, học bổng của học sinh, để đảm bảo tính an toàn,
học bổng của học sinh; thực hiện mở tài khoản gửi tiền tại ngân hàng, khi rút tiền mặt để chi trả mua
hàng hóa nuôi dưỡng học sinh phải báo cáo với hiệu trưởng; tiền mặt phải được cất
giữ tại cơ quan, trong “két” thủ quỹ, nhưng không quá ba mươi triệu đồng; định
kỳ hàng tháng cùng với kế toán đối chiếu sổ quỹ tiền mặt, thực hiện kết toán,
nắm số dư nợ để kịp thời báo cáo với hiệu trưởng khi có yêu cầu.
- Thu hộ, chi hộ tiền quỹ hội cha mẹ học
sinh, khi được sự thỏa thuận giữa hội cha mẹ học sinh với nhà trường.
4. Thư viện :
- Xây dựng kế hoạch năm, học kỳ,
tháng, lên lịch làm việc cụ thể hàng tuần.
- Thực hiện đầy đủ các loại sổ
quản lý thư viện, sắp xếp sách gọn gàng ngăn nắp, vệ sinh phòng đọc sách sạch
sẽ hàng ngày, vệ sinh kệ sách định kỳ hàng tuần.
- Tiếp nhận các nguồn sách, mua, tặng, cho
mượn, ghi sổ tổng quát, thực hiện các
loại sổ đăng ký cá biệt, SGK, SGV, …
- Thực hiện các loại sổ cho mượn sách SGV, SGK,
sách truyện ...
-
Thực hiện trực cho mượn sách vào các buổi chiều (ít nhất là 3 buổi).
- Quản lý, cho mượn, thu hồi các
loại sách, truyện, sách tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy của các bộ
môn và học tập của học sinh.
- Làm tốt công tác tham mưu với
lãnh đạo trong việc mua sắm bổ sung sách tài liệu; có kế hoạch xử lý về mặt
nghiệp vụ và kế hoạch tuyên truyền giới thiệu sách truyện hàng tháng.
- Tham gia thực hiện công tác
kiểm kê sách, tự kiểm tra, thống kê số lượng sách, những số liệu thay đổi trong
quá trình mượn, sử dụng sách, trình lãnh đạo kiểm tra ký duyệt các loại sổ vào
cuối năm học.
- Có quyền không thu hồi sách
rách, sách thiếu trang và yêu cầu bạn đọc tìm mua lại tên loại sách do bạn đọc
làm mất. Cuối năm lập danh sách học sinh làm mất sách chưa đền bù, để thực hiện
yêu cầu bồi thường sách mất theo quy định.
- Thực hiện chế độ báo cáo tháng, học kỳ, năm
học việc mượn, sử dụng sách của giáo viên và học sinh.
5. Thiết bị:
- Xây dựng kế hoạch năm, học kỳ,
tháng, lên lịch làm việc cụ thể hàng tuần.
- Thực hiện đầy đủ các loại sổ
quản lý thiết bị, vệ sinh phòng sạch sẽ hàng ngày, kiểm tra thiết bị sau khi sử
dụng, mượn trả của giáo viên, sắp xếp đúng vị trí sau khi được sử dụng.
- Tham gia thực hiện công tác
kiểm kê thiết bị theo từng bộ môn vào mỗi đầu năm học, tiếp thu ý kiến của giáo
viên, tổ chuyên môn, tham mưu với hiệu trưởng trong việc mua sắm bổ sung trang
thiết bị đồ dùng dạy học; có kế hoạch xử lý về mặt nghiệp vụ và tổ chức trưng
bày theo đúng đặc trưng của từng bộ môn, đảm bảo tính khoa học.
- Giúp giáo viên bộ môn chuẩn bị dụng cụ thí
nghiệm cho các các tiết thực hành theo kế hoạch, hướng dẫn giáo viên ghi sổ
theo dõi thực hành thí nghiệm.
- Có quyền yêu cầu người mượn và
sử dụng ĐDDH nộp đầy đủ các biên bản hư hỏng, tiêu hao ĐDDH khi xảy ra hư hỏng trong quá trình thực hành,
thí nghiệm (trừ các loại dễ bể như ống nghiệm, đũa thủy
tinh…)
- Thống kê, đánh giá mức độ, tỉ lệ % việc sử
dụng thiết bị của mỗi giáo viên bộ môn so với kế hoạch của mỗi giáo viên bộ môn
đăng ký từ đầu năm học.
- Thực hiện chế độ báo cáo tháng, học kỳ, năm
học việc mượn và sử dụng thiết bị, ĐDDH, tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên
bộ môn.
6. Kỹ
thuật viên tin học:
- Tham mưu cho Hiệu trưởng sử dụng cơ sở vật chất thiết
bị tin học của trường, xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch mua sắm, bảo
quản, bảo trì máy móc, văn phòng, trang thiết bị tin học phục vụ học thực hành
tin học. Theo dõi sử dụng hiệu quả tài sản thiết bị tin học của trường phục vụ
cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập.
- Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách quản
lý phòng máy, đúng theo quy định. Xây dựng kế hoạch Công nghệ thông tin năm
học, kế hoạch hoạt động tháng, lịch làm việc tuần.
- Lập
kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và quản lý toàn bộ hệ thống thiết
bị, máy móc tin học các phòng thực hành máy vi tính, phòng học ngoại ngữ, hội trường; các phòng chức năng có sử dụng mạng internet và thiết bị tin
học phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT.
- Xây dựng và tổ chức kiểm tra việc sử dụng tài sản, thiết
bị của các bộ phận, đánh giá chất lượng, giá trị sử dụng các thiết bị tin học, để hạn
chế hư hỏng, tránh lãng phí và có kế
hoạch mua sắm, sửa
chữa.
- Hàng năm có kế hoạch tổ chức kiểm kê toàn bộ thiết bị tin học, có số
liệu kĩ thuật cụ thể, thực hiện báo cáo theo
chế độ quy định.
- Phối hợp với các bộ phận thực hiện
công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Tham
gia phụ trách quản lý website của trường. Phụ trách một số công tác khác có liên quan đến các phần
mềm ứng dụng do hiệu trưởng phân công
8/ Y tế, Quản sinh:
- Phối hợp với trạm y tế tổ chức khám sức khỏe
đầu năm cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng học sinh, xây
dựng khẩu phần thức ăn hàng tuần, đảm bảo đủ lượng, chất cho hoạt động và sự
phát triển thể chất.
- Thực hiện Kiểm tra việc thực
hiện vệ sinh môi trường, xử lý rác thải. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
thực hiện hồ sơ lưu mẫu thức ăn.
- Tổ
chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, phòng chống suy dinh dưỡng
- Xây dựng kế hoạch hoạt động y tế theo năm học, tháng và hàng tuần.
- Phụ
trách tổng kết và báo cáo kết quả công tác y tế trường học
theo quy định.
-
Tham mưu với lãnh đạo trong việc bố trí, sắp xếp phòng ở cho học sinh,
việc mua sắm, sửa chữa CSVC, trang thiết bị phòng ở.
-
Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch quản lý học sinh nội trú, trực quản lý
học sinh và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý học sinh.
-
Thực hiện hồ sơ quản lý phòng ở của học sinh, theo dõi việc sửa chữa
thiết bị của từng phòng ở, hệ thống cấp thoát nước; Tham gia sửa chữa CSVC khu
nội trú, phòng ở học sinh.
- Trực quản lý giờ ăn, nghỉ của học sinh, việc
sinh hoạt đời sống nội trú đúng theo quy định.
- Tham gia giáo dục và xử lý học sinh vi phạm
nội quy nội trú, tham gia tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nội quy
trường, nội quy nội trú, nhà ăn.
- Phối hợp tốt với GVCN, liên hệ thông tin liên
lạc tốt với phụ huynh học sinh, làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh.
- Giáo dục học sinh ý thức việc
sử dụng tài sản, bảo quản cơ sở vật chất phòng ở, quản lý tốt việc sử dụng
điện, nước của học sinh, tránh lãng phí.
- Hướng dẫn học sinh vệ sinh môi
trường xung quanh khu nội trú, nhà ăn, khu chế biến thức ăn, cống rảnh thoát
nước, khu rác thải định kỳ theo kế hoạch của bộ phận y tế và tổ quản lý đời
sống nội trú học sinh
- Tham
gia giám sát công tác nấu ăn, theo dõi việc sử dụng tài
sản, vật dụng của nhà ăn, bếp nấu; tham
mưu việc sử dụng lương thực, thực phẩm, gia vị hàng ngày
với BGH.
Điều
9. Nhân viên hợp đồng 68
1. Nhân
viên bảo vệ:
-
Theo dõi và báo cáo cho lãnh đạo trường về các vấn đề an ninh, trật tự
trong khuôn viên trường; thực hiện trực cổng, đánh trống báo hiệu các tiết học;
mở cửa, đóng cửa các phòng học.
- Thông báo ngay cho Ban giám hiệu biết về các trường hợp vi phạm nội quy
trường hoặc gây rối làm mất an toàn an ninh trật tự trong cơ quan để giải quyết
kịp thời.
- Có trách nhiệm hướng dẫn học sinh sử dụng cơ
sở của trường theo quy định của trường, giữ gìn,bảo quản tài sản sử dụng lâu
dài.
- Có
quyền nhắc nhở học sinh ý thức trong việc sử dụng và bảo quản tài sản.
- Bảo
quản chìa khoá một số phòng do hiệu trưởng quy định và
phải thực hiện sổ bàn giao chìa khóa khi có CBGV – NV mượn sử dụng.
- Lập sổ theo dõi việc sử dụng diện, đèn quạt tại các phòng học. định kỳ cuối tuần phải kiểm tra, hư hỏng cửa nẻo,
quạt, đèn, công tắc, ổ điện, bàn ghế … và những mất mát (nếu có), khóa cửa tất
cả các phòng học, và thực hiện mở lại vào sáng thứ hai.
- Mọi tài sản di dời sang
phòng khác, chuyển ra khỏi nhà trường, phải báo cáo ngay với BGH trường.
- Tham
gia vệ sinh trường khi được ban giám hiệu điều động,phân công; tham gia tổng vệ sinh
trường, lớp theo kế hoạch của đoàn thể và kế hoạch của tổ.
- Kiểm tra các thiết bị
PCCC đầu tháng, nội dung kiểm tra gồm: bình PCCC còn sử dụng được không? Có
đúng vị trí không? Ghi sổ kiểm tra chuyển về cho Ban lãnh đạo Đội PCCC cơ quan để
theo dõi kiểm tra.
- Phòng chống và phát hiện
kịp thời các hiện tượng cháy nổ để xử lý ngay, đồng thời thông báo cho các cơ
quan có chức năng phối hợp giải quyết kịp thời. Chủ động phát hiện để phòng
chống các hành vi phá hoại hoặc đe dọa phá hoại cơ sở vật chất của nhà trường.
- Khi phụ huynh đến liên hệ gặp học sinh, gặp giáo
viên hay khách đến liên hệ giao dịch, Bảo vệ phải hỏi rõ lý do, lai lịch, sau đó liên hệ văn phòng
hoặc người cần gặp và hướng dẫn khách đến phòng hội đồng hoặc phòng quản sinh
để chờ.
- Có trách nhiệm hướng dẫn
khách, giáo viên, nhân viên và học sinh để xe đúng vị trí quy định.
- Thực hiện đóng cổng trường khi vào học, mở cổng khi tan
học, khi có khách đến và khi khách ra phải thực hiện mở cổng, đóng cổng.
- Có quyền không cho CC-VC và khách có mùi
rượu, bia hoặc mang theo chất nổ, hung khí…vào cơ quan. (báo cáo ngay với Ban giám hiệu để giải
quyết).
- Tham gia sửa
chữa vật chất, trồng và chăm sóc cây xanh, tham gia vệ sinh, bảo vệ môi trường
- Không để xảy ra tình
trạng mất tài sản, hư hỏng không
rõ nguyên nhân.
2. Nhân
viên cấp dưỡng:
-
Thực hiện nấu ăn và tổ chức cho học sinh ăn đúng theo kế hoạch thời gian
quy định.
-
Thực hiện sơ chế thức ăn, các vụn, bã thức ăn động vật, các vụn vỏ, phần
bỏ đối với thức ăn thực vật phải được thu gom sạch sẽ không để rơi xuống cống.
-
Thực hiện tốt vệ sinh nhà ăn, bếp nấu và khu vực xung quanh nhà ăn phải
được rửa, lau chùi, quét dọn hàng ngày.
- Định kỳ hàng tuần thực hiện vệ sinh môi trường xung quanh khu nhà ăn, khu chế biến thức ăn, cống rảnh thoát
nước, khu rác thải (hố rác), thực
hiện theo tinh thần trách nhiệm và theo kế hoạch được BGH ký duyệt.
-
Quản lý, sử dụng tiết kiệm vật dụng, đồ dùng nhà ăn, bếp nấu, hạn chế hư
hỏng và mất, đảm bảo tỉ lệ mua sắm bổ sung hàng năm không quá 10% trên tổng số
(trừ dao, thớt)
-
Không nấu những thức ăn kém chất lượng, hư hỏng.
-
Thức ăn qua chế biến phải đủ nhiệt để làm chín, không tái, sống. Bảo
quản tốt thức ăn sau khi đã chế biến, thực hiện gửi lưu mẫu thức ăn.
-
Tiếp nhận lương thực, thực phẩm của các cơ sở cung cấp hàng ngày theo sự
phân công của lãnh đạo. Có quyền từ chối nhận thịt gia súc, gia cầm chưa qua
kiểm định (không có dấu kiểm định).
- Các thành viên trong bộ phận nuôi dưỡng điều
có trách nhiệm giám sát thực hiện việc chế độ ăn uống của học sinh.
-
Tham mưu, báo cáo với lãnh đạo cơ quan về chất lượng hàng hoá, việc cung
ứng lương thực thực phẩm của các cơ sở cung cấp.
Điều 10.
Quan hệ công tác giữa lãnh đạo với tổ chuyên môn và các bộ phận
1. Lãnh đạo
đơn vị chỉ đạo, điều hành hoạt động của các tổ chuyên môn, các bộ phận căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các tổ
chuyên môn, các bộ phận và theo chương trình, kế hoạch
công tác, lịch làm việc.
2. Phó Hiệu trưởng phụ trách công việc do hiệu trưởng phân công thì quyết định các giải pháp để giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được phân
công, đảm bảo đúng theo chương
trình kế hoạch của đơn vị.
3. Tổ trưởng quản lý chuyên môn và
kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ được giao của tổ viên.
4. Các bộ phận, tổ chuyên môn, đoàn
thể làm việc trên tinh thần phối hợp để tổ chức các hoạt động phong trào thi
đua trong đơn vị.
5. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng họp ít nhất mỗi
tháng 1 lần; Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng định kỳ làm
việc với tổ trưởng tổ chuyên môn
phụ trách ít nhất
một tháng 1
lần.
6. Ngoài mối
quan hệ nêu trên, Hiệu trưởng có quyền làm việc trực tiếp với cá nhân giáo viên, nhân viên theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
Điều
11. Chế độ làm việc của các bộ phận, tổ chuyên môn
1. Căn cứ vào tính chất của các lĩnh vực công tác Hiệu
trưởng giao cho các bộ phận, tổ chuyên môn một số quyền hạn. Tổ trưởng chuyên
môn chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn
được Hiệu trưởng giao.
2. Trên cơ sở đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Hiệu trưởng;
căn cứ chương trình, kế hoạch, lịch làm việc đã được Hiệu trưởng phê duyệt, tổ
trưởng chuyên môn chủ động tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn của tổ mình
và thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo.
4. Mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm phối hợp, cộng tác
với đồng nghiệp để bảo đảm hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý, giáo dục
và dạy học.
Tổ trưởng, tổ phó
làm việc chuyên môn trực tiếp với lãnh đạo đơn vị; Giáo viên làm việc chuyên
môn trực tiếp với tổ trưởng hoặc tổ phó để giải quyết nhiệm vụ được giao; đồng
thời chịu trách nhiệm trước cấp trên về chất lượng, tiến độ công việc nếu được
lãnh đạo phân công.
5. Tất cả cán bộ, công chức trong đơn vị đều phải có trách
nhiệm chấp hành nghiêm túc các văn bản pháp luật hiện hành; pháp lệnh cán bộ
công chức, nội quy cơ quan, tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị đạt chuẩn “Trường
học văn hóa”,
thực hiện các quy định khác có liên quan tại công sở và nơi cư trú.
CHƯƠNG
III
Quan hỆ công tác giỮa Lãnh đẠo ĐƠN VỊ
vỚi chi ỦY, CHI BỘ, Công đoàn Cơ SỞ và VỚI CHI đoàn
THANH NIÊN trong
cơ quan
Điều 12. Quan hệ giữa Lãnh đạo đơn vị với chi ủy, chi bộ
1. Hiệu trưởng
chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy chế làm việc của chi bộ để đảm bảo sự lãnh
đạo của Đảng trong các hoạt động của trường.
2.
Chi bộ lãnh đạo thông qua Nghị quyết của chi bộ và hoạt động trong khuôn khổ
của Hiến pháp và pháp luật.
3. Chi bộ và lãnh đạo đơn vị phối hợp tổ chức tốt các hoạt động chính trị
của cơ quan, thông báo về chủ trương, tình hình thực hiện công tác chuyên môn
và công tác Đảng trong đơn vị, thống nhất biện pháp phối hợp về công tác giáo
dục chính trị-tư tưởng, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, công tác tổ
chức-cán bộ, công tác bảo vệ nội bộ, lãnh đạo các đoàn thể, củng cố và nâng cao
sự đoàn kết, nhất trí nội bộ, chăm lo đời sống của cán bộ, công chức trong cơ
quan Sở.
4. Khi đề bạc, bổ nhiệm, điều động cán bộ, giáo viên trong đơn vị hoặc nhận xét,
đánh giá, phân loại cán bộ, giáo viên thuộc thẩm quyền quản lý thì phải tổ chức
lấy ý kiến tín nhiệm trong chi bộ trước. Nếu thuộc thẩm quản lý của cấp trên
thì lãnh đạo đơn vị sẽ tham mưu với lãnh đạo Huyện ủy, lãnh đạo ngành để tham
khảo ý kiến.
5. Lãnh đạo đơn vị phối hợp chặt chẽ với chi bộ trong công tác xây dựng
cơ quan; trong việc kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức là đảng
viên và thông báo công khai về kết quả xử lý.
Điều 13. Quan hệ giữa Lãnh đạo đơn vị với Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí
Minh trong cơ quan
1.
Quan hệ phối hợp công tác giữa Lãnh đạo và Công đoàn cơ sở nhằm thực hiện chức
năng quản lý chỉ đạo về những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm, quyền lợi
của cán bộ, công chức, viên chức và theo các văn bản liên tịch giữa Sở GD&ĐT với Công đoàn ngành.
2. Phối hợp quản lý, chỉ đạo công tác kế hoạch; tổ chức Hội nghị cán bộ,
công chức; thực hiện công khai dân chủ, tổ chức phong trào thi đua, các cuộc
vận động lớn của ngành; cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống cán bộ,
công chức; tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện trong cán bộ, công chức; phổ
biến đầy đủ kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước; tổ chức công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên lao
động, quan tâm đến lao động nữ, đảm bảo điều kiện, phương tiện cần thiết cho
hoạt động Công đoàn.
3. Lãnh đạo đơn vị thông báo cho Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
trong cơ quan các chủ trương, chính sách, pháp luật mới của Đảng và Nhà nước
liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công chức trong
đơn vị; tổ chức lấy ý kiến của Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong đơn
vị trước khi quyết định các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và
lợi ích của cán bộ, công chức, đoàn viên Chi đoàn; tạo điều kiện cho Công đoàn
cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có trách nhiệm báo cáo với Lãnh
đạo đơn vị về tình hình hoạt động của tổ chức, thường xuyên phản ánh về tâm tư,
nguyện vọng của cán bộ, công chức, động viên cán bộ, công chức thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị được giao.
CHƯƠNG IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14: Tổ chức thực hiện
1.
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy chế làm việc, đúng theo vị
trí, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
2. Các Phó Hiệu trưởng và tổ
trưởng có trách nhiệm tham mưu giúp Hiệu trưởng điều hành việc phối hợp các
hoạt động của các bộ phận trong đơn vị, đôn đốc các bộ phận thực hiện Quy chế
làm việc và những quy định khác được Hiệu trưởng giao.
3. Các bộ phận
đoàn thể, tổ chuyên môn, hành
chánh văn phòng, quản sinh tổ chức các hoạt động phù hợp
đúng theo quy chế.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15.
Quy chế này được phổ biến, áp dụng đến tất cả cán bộ công chức, viên
chức, người lao động trong đơn vị. Trong quá trình thực
hiện quy chế này nếu thấy chưa đầy
đủ chức năng nhiệm vụ hoặc tăng,
giảm nhân sự thì sẽ điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với các văn bản hiện hành.
Quy
chế làm việc của trường được thực hiện kể từ ngày 25/10 /2020. Tất cả các tổ chức,
các bộ phận, các cá nhân của trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Duyên
Hải phải chấp hành đúng quy chế này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- BGH trường;
- Tổ trưởng CM;
- Tổ HCVP; tổ QS;
- Các bộ phận, đoàn thể;
- Lưu VP.
Lê Thanh Liêm