KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS HUYỆN DUYÊN HẢI
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRÀ VINH
TRƯỜNG PT DÂN TỘC NỘI TRÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THCS HUYỆN DUYÊN HẢI Độc lập – Tực do – Hạnh
phúc
Ngũ lạc, ngày
20 tháng 8 năm 2009
KẾ
HOẠCH CHIẾN LƯỢC
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ THCS HUYỆN DUYÊN HẢI
Giai đoạn: 2010-2015 Tầm nhìn 2020
I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG
-
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở huyện Duyên
Hải được thành lập theo quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 24/6/2009 của Chủ tịch ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, trường được xây dựng tại ấp Sóc Ruộng, xã Ngũ Lạc,
huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai
đoạn 2009-2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược
và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan
trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban Giám hiệu
cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây
dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường là hoạt động ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông.
II/ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1/
Điểm mạnh:
Cơ
cấu bộ máy tổ chức chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.
Số
học sinh được tuyển vào trường năm học 2009-2010 điều có học lực khá, giỏi.
Tổng
số học sinh: 61 học sinh (trong đó: nữ: 40, dân tộc: 58, nữ DT: 37)
Tổng
số lớp: 02 lớp
Tổng
số CBGV-NV: 17 (Nữ: 05; Dân tộc: 08; Nữ DT:01)
Trong
đó: BGH: 02; GV dạy lớp: 08 ( trên chuẩn : 05; đạt chuẩn : 05)
Nhân viên: 07 ( 01 Y tế; 01 Kế toán; 01 Văn
thư; 01 TB-TV; )1 Bảo vệ; 02 Phục vụ)
-
Về cơ sở vật chất: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học
cơ sở huyện Duyên Hải vào sử dụng trong năm học 2009-2010, với 06 phòng học, 01
phòng (thư viện và tin học), 01 phòng (thiết bị và thực hành thí nghiệm), khu nội
trú với 19 phòng nghỉ và 01 bếp ăn, bảo đảm việc nuôi dạy học sinh; Khuôn viên
trường có diện tích gần 6000m2, có hàng rào kiên cố, sân bãi rộng, đủ
điều kiện để tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí.
2/
Điểm hạn chế:
Về
tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
-
Chưa chủ động tuyển chọc giáo viên có năng lực chuyên môn vững
vàng và tinh thần trách nhiệm cao.
Về
đội ngũ cán bộ giáo viên – nhân viên:
-
Biên chế cán bộ giáo viên, nhân viên còn thiếu, chưa tố chức
dạy đủ các môn năng khiếu.
-
Lực lượng giáo viên mỏng, phải đảm nhiệm cùng lúc nhiều nhiệm
vụ khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chứ các hoạt động giáo dục trong
đơn vị.
-
Nhân viên chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Về
học sinh:
-
Chưa có ý thức học tập, tự rèn luyện và tinh thần đoàn kết.
Về
cơ sở vật chất:
-
Cơ sở vật chất tuy khá đầy đủ nhưng còn hạn chế về sân bãi tổ
chức các hoạt động thể dục thể thao.
-
Trường mới thành lập trang thiết bị ĐDDH chưa được trang bị
đầy đủ.
-
Chưa có phòng chức năng, nhà hiệu bộ, nhà công vụ cho
CBGV-NV.
3/
Thời cơ:
-
Được sự quan tâm giúp đỡ của cấp lãnh đạo địa phương UBND tỉnh,
UBND huyện, Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục, Hội đồng Giáo dục, Hội khuyến học cùng
với Hội CMHS của trường đã thể hiện rõ sự gắn kết trách nhiệm cùng chăm lo cho
phong trào giáo dục ở địa phương.
-
Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư xây cất mới, trang thiết
bị dạy học được quan tâm cung cấp mới. Trường lớp đáp ứng được nhu cầu giảng dạy
và học tập.
-
Đội ngũ giáo viên được phân công về trường có sức trẻ, khỏe.
Chấp hành tốt sự phân công của Ban giám hiệu, số lượng nhân viên khá đầy đủ thuận
lợi cho việc tổ chức các hoạt động phong trào trong nhà trường.
4/
Thách thức:
-
Yêu cầu phát triển nâng cao chất lượng giáo dục của xã hội.
-
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng
sáng tạo của CBGV-NV.
-
Chất lượng thương hiệu có uy tín, đáng tin cậy.
III/
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ CÁC GIÁ TRỊ:
1/
Tầm nhìn:
Là
trường dẫn đầu có tỉ lệ người học thành đạt nhiều nhất trong tương lai.
2/
Sứ mệnh:
Giáo
dục học sinh trở thành những người có hiểu biết, có kỹ năng sống hòa nhập, sẵn
sàng phụng sự Tổ quốc.
3/
Các giá trị cơ bản của nhà trường:
-
Tính năng động sáng tạo.
-
Tinh thần trách nhiệm
-
Sự hợp tác
-
Tình đoàn kết
-
Khát vọng vươn lên
IV/
MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC – PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
1/
Mục tiêu chung:
-
Xây dựng nhà trường có uy tín về giáo dục, tạo nguồn đào tạo
cán bộ cho vùng dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
2/
Mục tiêu cụ thể:
Về
đội ngũ CBGV-NV:
-
Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công
nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
-
Số tiết dạy sử dụng CNTT trên 50%.
-
Có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất
02 người trong Ban giám hiệu có trình độ sau Đại học.
-
Phấn đấu 80% tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ Đại học,
trong đó tổ trưởng chuyên môn có trình độ sau Đại học (kể cả đang theo học).
Về
học sinh:
-
Qui mô: + Lớp học:6 à8 lớp.
+ Học sinh:240 học sinh.
-
Chất lượng học tập:
+ Trên 50% học lực khá, 25% học lực giỏi
(HS xuất sắc: 10%)
(không có học sinh học lực yếu kém)
+ Thi học sinh giỏi: 5 giải trở lên.
-
Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 100% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống
cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
Về
cơ sở vật chất:
-
Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sữa chữa nâng
cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
-
Các phòng tin học, thí nghiệm, được trang bị nâng cấp theo
hướng hiện đại.
-
Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp” an toàn.
3/
Phương châm hành động:
“Thi
đua sáng tạo nâng cao chất lượng giáo dục hiệu quả”
V/ CÁC GIẢI PHÁP - CHƯƠNG TRÌNH HÀNH
ĐỘNG:
1/ Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
giáo dục học sinh:
-
Sử dụng và khai thác triệt để thiết bị đồ dùng dạy học. Tổ chức tốt các tiết
thực hành thí nghiệm.
-
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh, giúp đỡ học sinh yếu. Tổ chức
tốt kiểm tra việc nắm bắt, tiếp thu kiến thức của học sinh sau mỗi bài học, mỗi
phần, mỗi chương, và mỗi học kỳ, làm tốt công tác xây dựng ngân hàng để kiểm
tra, quản lý chặt chẻ công tác ra đề thi, coi thi và chấm thi.
- Tổ chức tốt các hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan với trắc
nghiệm tự luận.
- Tổ chức tốt day 2 buổi /ngày , quan tâm giúp đỡ học sinh yếu chậm tiếp
thu.
- Nghiên cứu đặc điểm
tâm lý từng đối tượng học sinh, kết hợp tốt các phương pháp dạy học, sử dụng
phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng.
- Nâng cao chất lượng
và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất
lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục
tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo
dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học
sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Nâng cao ý thức
trách nhiệm trong công tác, tổ chức tốt các kỳ thi kiểm tra học kỳ, thi tuyển
sinh đầu cấp.
- Tổ chức tốt các hoạt
động ngoại khóa phong phú và phù hợp, phát huy vai trò chủ thể của học, giúp
các em tự tin sáng tạo, mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể, giao tiếp
hằng ngày.
Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng
phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm lớp.
2/ Xây dựng và phát
triển đội ngũ:
- Nâng cao chất lượng
đội ngũ giáo viên trong đơn vị, nêu cao tinh thần tự học, trang bị kiến thức
nghiệp vụ, năng lực tay nghề chuyên môn .
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm
chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ
cơ bản, có phong cách sử phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà
trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ.
Người phụ trách: Ban Giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn.
3/ Cơ sở vật chất
trang thiết bị trường học:
- Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.
Người phụ trách: Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật
chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị.
4/ Ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin:
- Tổ chức tốt các buổi
hội thảo trao đổi thảo thuận việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đưa giáo viên tham
gia tốt các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng soạn giáo án điện tử, trình chiếu.
- Tập trung đầu tư cho
công tác chuyên môn, trang bị phần mềm quản lý học tập, của học sinh, quản lý
giáo viên, quản lý thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin trao do! công tác qua
mạng Internet, qua Website.
- Ứng dụng công nghệ
thông tin trong kiểm tra ghi điểm, quản lý điểm qua các phần mềm ứng dụng.
Người
phụ trách: Phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn.
5/ Huy động mọi nguồn lực vào hoạt động giáo dục:
- Xây dựng nhà trường
văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.
- Huy động được các
nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.
+ Nguồn nhân lực:
Giáo viên, học sinh,
PHHS
+ Nguồn lực tài chính:
Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ngân sách “Từ
các tổ chức xã hội, mạnh thường quân, PHHS”
+ Nguồn lực vật chất:
Khuôn viên Nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ
trợ.
Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học.
Người phụ trách: BGH, BCH Công đoàn, Hội CMHS.
VI/ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
1. Phổ biến kế
hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên,
CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan
tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế
hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế
hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với
tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực
hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2009 - 2015
- Giai đoạn 2: Từ năm 2015 - 2020
4. Đối với Hiệu
trưởng: Tổ
chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV
nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng
năm học.
5. Đối với các Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ
chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả
thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh
giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất
các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà
trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả
thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực
hiện kế hoạch.
Hiệu trưởng