Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Tổng quan

PGD & ĐT HUYỆN DUYÊN HẢI                   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG PHỔ THÔNG DTNT                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  THCS HUYỆN DUYÊN HẢI                                                    

                                                                      Duyên hải,  ngày 05 tháng 01 năm 2015

   

                                                            BÁO CÁO

                                                        TỔNG QUAN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG 

                                                              CỦA ĐƠN VỊ TRƯỜNG

 

      Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Duyên hải được thành lập theo Quyết định số: 1181/QĐ-UBND ngày 24/6/2009 của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, trường chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2009 đến nay.

     Trụ sở của trường tọa lạc tại ấp Sóc Ruộng, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh; thuộc xã vùng sâu vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống.

     Trường có Diện tích khuôn viên: 5966,6 m2 ; Diện tích xây dựng: 1462,75 m2; tổng diện tích sàn xây dựng: 2650,7 m2

I/. NHỮNG THUẬN LỢI-KHÓ KHĂN

     1. Thuận lợi : 

     -   Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của các Sở, Ban ngành tỉnh, huyện, xã đã tiếp tục đầu tư chăm lo cho công tác tác giáo dục dân tộc của địa phương, tạo điều kiện môi trường học tập an toàn cho học sinh con em người dân tộc, tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất trường học, đội ngũ cán bộ giáo viên  đảm bảo đủ để dạy các môn văn hóa.

      -  Tình hình chính trị, an ninh, an toàn trât tự cơ quan ổn định, Mối quan hệ giữa nhà trường và phụ huynh học sinh luôn được tăng cường, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động phong trào trong đơn vị, cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

      -  Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình công tác, luôn cố gắng vượt khó trong công tác, chấp hành tốt sự điều động phân công, xây dựng phát triển nhà trường.

      -  Phụ huynh học sinh quan tâm chăm lo nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, xây dựng phát triển trường lớp, cùng với nhà trường xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

     2.  Khó khăn :

      -  Tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương tuy có bước chuyển biến song vẫn còn những khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi, đời sống, kinh tế của người dân còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục dân tộc tại địa phương.

      -   Cơ sở vật chất trang thiết bị phòng học, thư viện, phòng chức năng chưa được trang bị đầy đủ, sân trường thiếu cây xanh bóng mát.

      -  Ý thức học tập của học sinh chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ, vẫn còn học sinh học yếu, nguy cơ học sinh nghỉ bỏ học giữa chừng tiếp tục xảy ra.

     -   Đa số giáo viên trẻ còn ít kinh nghiệm trong tác giáo dục đạo đức học sinh

     -  Lực lượng Đoàn viên giáo viên làm công tác Đoàn, Đội, chưa được qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội.

II/. THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG:

1/.  Quy mô trường lớp, học sinh:

-         Tổng số lớp: 08 lớp

2/.  Tình hình số lượng, chất lượng giáo viên

-  Tổng số CB - GV- NV: 33, trong đó: Nữ: 12; Dân tộc:19; Nữ DT: 07

Số CBQL: 03  

Số giáo viên dạy lớp: 18 GV

Nhân viên văn phòng(cơ hữu): 7 NV,

Nhân viên phục vụ: 05 NV

- Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên

TS chung

Trên chuẩn

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

SL

SL

SL

%

18

2

16

00

 

 

3/ Cơ sở vật chất, trường lớp

      - Khu phòng học, phòng thực hành bộ môn: 10 phòng,

        Trong đó:

           - Phòng học: 08 trang bị đầy đủ bàn ghế, bảng đen đúng tiêu chuẩn

           - Phòng học tin học: 01 trang bị 20 máy, một máy in.

           - Phòng nghe nhìn: 01 chưa trang bị thiết bị

           - Phòng thực hành bộ môn (Lý-Hóa-Sinh): 02 phòng (01 phòng kho chứa thiết bị và 01 phòng thực hành chưa trang bị phương tiện)

      - Khu phục vụ học tập: 02 phòng (phòng sách - tài liệu và phòng đọc) phòng sách – tài liệu còn hạn chế, thiếu kệ, tủ, giá sách; phòng đọc thiếu bảng, bàn ghế

      - Khu văn phòng: Khu hiệu bộ gồm 08 phòng

       Trong đó: Phòng Hiệu trưởng: 01, phòng hiệu phó: 01, văn phòng 01, phòng Hội đồng 01, phòng đoàn thể (Công đoàn và Đoàn thanh niên): 01, phòng truyền thống 01, phòng y tế 01, phòng hội trường 01

-         Khu sân chơi bãi tập: sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, hạn chế còn thiếu bóng mát.

-         Khu vệ sinh: có nhà vệ sinh riêng cho giáo viên, học sinh nam và học sinh nữ.

-         Khu để xe: có nhà để xe cho giáo viên và nhà để xe cho học sinh được bố trí, sắp xếp đảm bảo trật tự.

-         Có đủ hệ thống nước sạch: 01 nguồn nước sạch (giếng khoan) và 01 nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cho các hoạt động giáo dục, dạy học và nuôi dưỡng học sinh.

Hạn chế: hệ thống cấp thoát  nước xuống cấp, không thoát nước tốt.

      - Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường: phục vụ tốt cho việc thi tiếng anh và giải toán trên mạng internet

      - Về phòng học và phòng làm việc:

      + Khối phòng học tập: 10 phòng, trong đó: phòng học 06 , phòng tin học 01, phòng nghe nhìn 01, phòng thiết bị 01, phòng thư viện 01;

      + Khu hiệu bộ: 08 phòng, trong đó phòng BGH 02, văn phòng 01, phòng hội đồng 01, phòng đoàn thể 01, phòng truyền thống 01, phòng kế toán 01, hội trường 01. 

      + Khu nội trú: Sắp xếp bố trí 01 phòng y tế - quản sinh, 18 phòng nghỉ và 01 bếp nấu và 01 nhà ăn tập thể. 

     - Về trang thiết bị đồ dùng dạy học: Thiết bị đồ dùng dạy học được mua sắm, bổ sung đảm bảo phục vụ cho nhu cầu tối thiểu giảng dạy và tổ chức các tiết thực hành thí nghiệm; phòng thực hành tin học có 20 máy phục vụ cho dạy tin học.  

      - Về sách giáo khoa: Sách giáo khoa, sách bài tập được trang bị cho tất cả các khối, đảm bảo đủ cho học sinh mượn 01 bộ/học sinh (bao gồm cả SGK môn NVKM)

III/. TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG

           1. Tổ chuyên môn:

            a/. Các Tổ bộ môn được thành lập và hoạt  động theo đúng các qui định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học: 

           Tổ tự nhiên: 01 tổ trưởng, 1 tổ phó và 6 thành viên

           Tổ xã hội: 01 tổ trưởng, 1 tổ phó và 9 thành viên

             Hoạt động đạt các chỉ tiêu về chất lượng giáo dục và dạy học

            b/. Có kế hoạch  bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

           Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

           Đưa giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè và bồi dưỡng thường xuyên.

            2. Tổ văn phòng:

              Có 01 tổ trưởng và 05 thành viên bao gồm các bộ phận: Văn thư, thư viện, kế toán, kỹ thuật viên tin học, BT đoàn, TPT đội

             Hoạt động của tổ văn phòng Có đủ sổ, hồ sơ quản lý các hoạt động, phù hợp với từng chuyên môn. Hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có nhân viên bị kỷ luật.

            3. Tổ Quản sinh: 

             Có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó bao gồm các bộ phận: Y tế học đường, giáo vụ, bảo vệ và 3 cấp dưỡng.

             Hoạt động của tổ thực hiện theo nội quy, quy chế hoạt động, quy chế làm việc của trường.

            4. Các Hội đồng trường và Hội phụ huynh  học sinh.

          - Có quyết định thành lập các hội đồng: Hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh trường.

          - Hoạt động của các hội đồng và ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch, hoạt động có nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực, nâng cao được chất chất lượng giáo dục xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.

            5 Tổ chức Đảng và các Đoàn thể.

            a/ Chi bộ nhà trường: Chi bộ nhà trường được thành lập tháng 6 năm 2010

            Đến nay có 09 đảng viên; trong đó: chính thức: 09; dự bị: 00

            Tổ chức và hoạt động của chi bộ hàng năm được đánh giá xếp loại: Chi bộ trong sạch vững mạnh (3 năm liền)

            b/ Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên.   

            Có Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên được thành lập từ năm học 2019 – 2010 đến nay.

           Hoạt động của Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên hàng năm đều được trên đánh giá công nhận xuất sắc, vững mạnh.

IV/. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH GIÁO DỤC:

1. Thực hiện chương trình,  kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục:

- Thực hiện kế hoạch dạy học đúng theo phân phối chương trình theo khung thời gian 37 tuần thực học, đảm bảo kế hoạch thời gian theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND ngày 09/7/2014 của UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2014 – 2015;

- Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.Chủ động trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng môn học. Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiệnvà là căn cứ để thanh tra, kiểm tra.

- Các nhiệm vụ học tập của học sinh có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ trên lớp. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần chú trọng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở ngoài lớp học và ở nhà.

- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp, việc làm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục dạy học. 

- Thực hiện tốt chương trình kế hoạch giáo dục trong các trường phổ thông DTNT, tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày theo tinh thần Công văn số 7291/ BGDĐT - GDTrH ngày 01/11/2010 và Hướng dẫn số 17/HD.SGDĐT ngày 17/9/2013 của Sở GDĐT; dạy học các môn học tự chọn Tin học và TDT - Ngữ văn Khmer. Các hoạt động phụ đạo cho học sinh được tổ chức ở buổi 2; mỗi giáo viên đều phải có kế hoạch phụ đạo và phải có trách nhiệm với học sinh yếu, kém của mình, và phải có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng cao chất lượng bộ môn.

2. Thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tích hợp một số nội dung trong các môn học

- Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục địa phương các môn : Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử; rà soát lại nội dung, chương trình để điều chỉnh cho phù hợp;

- Tiếp tục thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông;

3. Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp, Giáo dục nghề phổ thông, Giáo dục đạo đức HS 

- Các tổ chức đoàn thể, GVCN lớp làm tốt công tác phối hợp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo nội dung thiết thực, phong phú, linh hoạt về hình thức dạy học, rèn luyện kỹ năng sống và kỹ năng hoạt động xã hội của học sinh.

- Cán bộ quản lý làm tốt công tác chỉ đạo, phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn, Đội, nhân viên giáo vụ trong việc giáo dục đạo đức, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị và kỹ năng sống, tư vấn tâm lý cho học sinh; giáo viên chủ nhiệm cần giám sát, quan tâm tư vấn tâm lý cho học sinh.

Thiết lập và duy trì có hiệu quả mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn, các đoàn thể xã hội và gia đình học sinh..., nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phòng chống bạo lực học đường. 

Tiếp tục dạy nghề phổ thông môn Làm vườn cho học sinh lớp 8, giáo dục hướng nghiệp nghề cho học sinh lớp 9.

4. Bảo đảm chất lượng dạy tiếng dân tộc:

- Tổ chức việc dạy và học tiếng dân tộc thiểu số theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Tổ chức dạy tiếng dân tộc Ngữ văn Khmer cho tất cả học sinh khối 6,7,8,9 theo các trình độ A,B,C,D (Quyển 1,2,3,4), giảng dạy đúng theo phân phối chương trình đã được điều chỉnh trong năm học 2013 – 2014.

5. Đổi mới phương pháp dạy học

-  Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh theo tinh thần Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 về áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông.

          - Giáo viên tạo điều kiện, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ; xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp học sinh vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, không nắm vững bản chất.

- Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.

6. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học

-  Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ học sinh tự học tập ở nhà và nhiệm vụ trong các giờ tự học buổi tối.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan phù hợp với kiến thức bài học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật học sinh trung học theo Công văn số 2410/BGDĐT-GDTrH ngày 13/5/2014 của Bộ GDĐT. Tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm - thực hành của học sinh; tham  gia tốt các cuộc thi tin học trẻ không chuyên, hội thi bài giảng giáo án điện tử.

7. Đổi mới kiểm tra và đánh giá

- Tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét;kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học.

- Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

- Trong các bài kiểm tra, giáo viên chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành. Đối với các môn khoa học xã hội cần tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường ra các câu hỏi mở, gắn với thời sự quê hương đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình môn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

- Xây dựng thư viện câu hỏi của trường, quy định thời gian, định kỳ nộp câu hỏi, bài tập, theo hệ thống chương, bài, loại câu hỏi vào thư viên câu hỏi. Tham gia xây dựng "Nguồn học liệu mở" (thư viện) câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo có chất lượng trên website của Bộ (tại địa chỉ http://giaoducphothong.edu.vn) của sở/phòng GDĐT và các trường học; tham gia Diễn đàn trên mạng (http://danhgia.truonghocao.edu.vn) về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

8. Tăng cường các hoạt động giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh dân tộc.

- Giáo dục học sinh thực hiện tốt Nội quy nội trú, Nội quy phòng ở, Quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường; xây dựng lối sống văn minh, thanh lịch của học sinh dân tộc nội trú, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh với các nội dung thiết thực, phù hợp tâm lí, sinh lí lứa tuổi và đặc điểm văn hóa dân tộc;

      - Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của học sinh về đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh, triển khai và nhân rộng việc sử dụng tủ sách pháp luật.

      - Nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc và kiến thức địa phương, hoạt động văn nghệ, thể thao để nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục toàn diện cho học sinh. Nghiên cứu, tham khảo hình thức tổ chức văn nghệ của một số trường PTDTNT điển hình để tổ chức thực hiện tại đơn vị. 

      - Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp - dạy nghề truyền thống, tăng cường hoạt động lao động sản xuất cải thiện cuộc sống, tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn nghề, tham quan, ngoại khoá...

       - Tổ chức nơi ăn, ở của học sinh sạch sẽ, gọn gàng, hợp vệ sinh. Phối hợp với trạm y tế xã tổ chức khám sức khỏe đầu năm cho học sinh, thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, làm tốt công tác tuyên truyền phòng chống bệnh, tích cực chủ động phòng chống không để xảy ra dịch bệnh.

     - Tổ chức tốt bếp ăn tập thể, tổ chức nấu ăn cho học sinh 2 buổi/ ngày. Thực hiện hợp đồng cung ứng lương thực, thực phẩm, gắn với trách nhiệm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cung ứng, thực hiện tốt lưu mẫu thức ăn; có đầy đủ hồ sơ sổ sách theo dõi sức khỏe học sinh, sổ quản lý học sinh ở nội trú.

9. Công tác xã hội hoá giáo dục.

        Công tác tham mưu: làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển trường lớp, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện tốt các hoạt động phong trào giáo dục.

        Ban đại diện cha mẹ học sinh: được thành lập và hoạt động đúng quy chế. Phối hợp với hiệu trưởng tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương về chính sách giáo dục đối với cha mẹ học sinh, nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.

        Công tác phối hợp gia đình - nhà trường - xã hội: Phối hợp với hiệu trưởng giáo dục đạo đức học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, vận động học sinh bỏ học trở lại tiếp tục đi học, động viên cán bộ giáo viên, nhân viên tích cực nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện;

        Công tác huy động các nguồn lực:

      - Vận động các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân tham gia gây quỹ khuyến học cho học sinh của trường; làm tốt công tác vận động phụ huynh học sinh tham gia đóng góp tự nguyện, gây quỹ hoạt động của hội cha mẹ học sinh trường.

     - Hỗ trợ tốt các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, do nhà trường, phòng Giáo dục và Sở GD tổ chức.

     - Cùng với nhà trường tham gia phát triển trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, tích cực tham gia tốt phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, trường học thân thiện.

     - Cùng với nhà trường tham gia tốt các hoạt động giao tiếp, đối ngoại; vận động, huy động tốt các nguồn lực, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. 

        Trên là báo cáo tổng quan về công tác tổ chức và hoạt động của trường phổ thông DTNT THCS huyện Duyên Hải./.

   

                                                                                                HIỆU TRƯỞNG  

 

 

                                                                                               LÊ THANH LIÊM 

Tin khác